Bánh bao bánh vạt Hội An
Tour Hội An - Do có hình dáng nhỏ nhỏ, xinh xinh và có màu trắng trông như những đoá hoa hồng nên bánh bao bánh vạc còn có tên gọi là White Rose (hoa hồng trắng). Đây là món ăn khá phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng, quán ăn ở Hội An.
Bánh báo bánh vạc là hai loại có tên gọi khác nhau nhưng thường có mặt trong cùng một đĩa bánh và cùng có chung một loại nước chấm rất đặc biệt: không quá mặn, không quá nhạt và có thơm hương, vị ngọt của thịt tôm.
Tour Hội An: Chè Bắp Chè Sen Hội An
Tour Hội An - Đồ uống của Hội An cũng không có gì đặc biệt, tuy nhiên, trong lĩnh vực chè thì Hội An rất hãnh diện với chè bắp, chè sen.Chè sen đặt trong một chiếc ly nhỏ, những hạt sen tươi, trắng muốt, thơm và mát, tương tự như bất kỳ một ly chè sen ở nơi khác, nhưng giá thì rẻ hơn rất nhiều, chỉ 5.000-6.000 đồng/ly.
Với chè bắp thì đó là sự khác biệt. Bắp ở đây không hề để nguyên cả hạt như những hạt bắp chúng ta vẫn thường ăn chè ở Hà Nội, TP.HCM hay nhiều nơi khác.
Tour Hội An: Mì Quảng Hội An
Tour Hội An - Ngày nay khi nói đến Mỳ Quảng ở Hội An hay ở Quảng nam không nhất thiết là nói đến món ăn đặc sản của Quảng Nam – Đà Nẵng mà là nói đến một món ăn đặc trưng của người miền Trung nói chung.
Mì Quảng thường được làm từ sợi mì bằng bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 2mm. Sợi mì làm bằng bột mỳ được trộn thêm một số phụ gia cho đạt độ dòn, dai. Dưới lớp mì là các loại rau sống, trên mì là thịt heo nạc, tôm, thịt gà cùng với nước dùng được hầm từ xương heo. Người ta còn bỏ thêm đậu phụng rang khô và giã dập, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ… Thông thường nước dùng rất ít.
Bánh đậu xanh Hội An
Bánh in bột đậu xanh ở Hội An có lịch sử lâu đời. Từ thế kỷ thứ XVIII, bánh đậu xanh đã là một món quà có giá trị được cư dân địa phương dùng để dâng tặng các quan lại.
Trong những lần vua Minh Mạng tuần du vào Quảng Nam, cư dân ở đây đã dâng tiến loại bánh đậu xanh thượng hạng ở phố Hội An để ngài ngự dụng. Đại Nam nhất thống chí, quyển II, tập VII, trang 397 nghi: “Bánh đậu xanh sản ở Hội An là ngon nhất”.
Bánh phu thê
Tour Hội An - Bánh su suê hay còn gọi là bánh phu thê. Tên gọi này gắn liền với câu chuyện kể về vợ chồng người lái buôn thuở xưa. Chuyện kể rằng, trước lúc người chồng lên đường đi buôn ở phương xa, người vợ làm bánh tặng chồng và thề rằng cho dù xa nhau nhưng lòng nàng vẫn luôn ngọt ngào, đậm đà như bánh. Chồng cảm động đặt tên cho bánh là phu thê (tức bánh vợ chồng). Chẳng ngờ đến phương xa, người chồng bị say đắm bởi sắc đẹp của các cô gái lạ và không muốn quay về. Người vợ ở nhà biết tin liền làm bánh gởi cho chồng kèm theo lời nhắn:
Bánh ít lá gai
Tour Hội An - Cũng giống như nhiều miền quê trên mọi miền đất nước, bánh ít lá gai từ lâu đã đi vào trong đời sống ẩm thực của người dân đất Quảng, là lễ vật đầy ý nghĩa trong những ngày Tết cổ truyền, dịp cúng tổ tiên, ma chay, cưới hỏi...
Cách chế biến bánh không quá cầu kỳ nhưng đòi hỏi sự kỹ lưỡng ở từng công đoạn chọn nguyên liệu: gạo nếp, đậu xanh, mật đường, lá cây gai, lá chuối. Bánh ít lá gai Quảng Nam có hình dáng mộc mạc, chân chất như những sản vật miền thôn dã nhưng vẫn hàm chứa cái hương vị rất riêng của vùng đất giàu lòng mến khách.
Bánh Lăn Hội An
Tour Hội An - Hằng năm, vào những dịp Tết âm lịch hay những ngày giỗ, bà con Hội an và các vùng lân cận như Điện Bàn, Đà nẳng đổ về Hội an để mua được Bánh Lăn về cúng ông bà, tổ tiên và làm quà cho những người thân trong gia đình, dòng họ.
Để làm được những cái bánh thơm ngon, đòi hỏi phải có 1 - 2 người thợ bánh phải chịu nhọc nhằn qua nhiều cung đoạn khác nhau.